Chào các bạn, mình là Diệp Ngân Lạc.
Hôm nay, mình có dịp gặp lại một người xưa. Mình chắc cũng không chú ý đến nếu như người đó không phát hiện ra mình. Ừ thì cũng một thời gian khá lâu để có thể quan tâm đến người mình ghét, các bạn nhỉ?
Khi người đó hỏi mình một câu, mình khá đắn đo suy nghĩ xem có nên trả lời hay không. Đó là “mày còn nhớ tao không?”. Ồ hoá ra người ta đang thắc mắc liệu mình còn nhớ người ta hay không hoặc là còn hậm hực người ta hay không? Tôi đã cho bản thân một khoảng lặng nhỏ để trả lời. Và cuối cùng tôi cũng chỉ mỉm cười một cái, đáp một câu trần thuật: à, may mà tao vẫn nhận ra mày. Người đó tiếp tục với những câu hỏi thăm có lệ như là mày dạo này đi làm chỗ nào, vẫn khoẻ chứ, có hay gặp đứa ABC hay XYZ gì không. Tôi thấy giữa hai người chúng tôi, ngay cả mấy câu hỏi hơi cá nhân một chút như thế cũng không thể xảy ra nổi, và nụ cười gượng gạo muốn “bye bye” nhau sớm cho khoẻ. Nhận ra sự chán ghét của tôi, người đó nói một câu để níu lại sự nhẫn nại của tôi: “tao đã từng sai lầm khi mười bảy tuổi và điều tồi tệ bắt đầu đến với tao là khi tao đã không còn mày.”
Câu chuyện một thời xưa cũ của tuổi trẻ bồng bột. Tôi với bạn như hình với bóng, cùng nhau lớn lên, cùng nhau đi học, cùng nhau thi cử, cùng nhau vui vẻ, cùng nhau để ý những anh chàng đẹp trai học giỏi hay chàng cầu thủ bóng đá ngầu ngầu, cùng nhau bị phạt đi trễ, và cùng nhau trải qua thời nổi loạn. Ấy vậy mà, chúng ta lại không thể cùng nhau vượt qua thử thách tình bạn, không thể cùng nhau bước tới tương lai. Những chuyện không có “cùng nhau” là những hồi ức khá vật vã và buồn đau. Vì người làm ta đau chính là người ta thương yêu. Chúng ta, lúc có nhau, dù trong hoàn cảnh, vẫn cười hi vọng. Chúng ta, lúc không có nhau, lúc nào cũng có thể thương tâm. Tôi nhớ có đọc một câu với đại ý như nhau: khi không có tình cảm, người khác không thể tổn thương mình, khi trao tình cảm, ta nghiễm nhiên để họ vào vị trí quan trọng, nghĩa là họ có thể bất kỳ lúc nào cũng có thể tổn thương ta. Bởi vậy, chúng ta thường đau đáu nỗi hận khi bị tổn thương, nói thẳng ra, chẳng ai muốn bị cảm giác ghét bỏ, ruồng rẫy, phản bội hay đau thương. Vậy nên, nỗi đau ấy, dù ít dù nhiều, cũng vẫn được ghi nhớ.
Và người gây cho bạn cảm giác đau thương kia, bỗng một ngày lại xuất hiện, nói với bạn một câu đặc biệt. Vì sao tôi nói đặc biệt? Vì điều duy nhất còn ấn tượng là người ấy đã để lại một vết thương cho tôi. Nhà văn Nam Cao có viết một câu về người vợ của mình khi nói chuyện với Lão Hạc, rằng vợ của ông bị đau chân, nên bà ấy chỉ lo và quan tâm đến vết thương của mình thôi, nên chuyện người khác, bà không quản. Do đó, nếu câu nói đụng trúng điều mình canh cánh trong lòng, hẳn là chúng ta sẽ quan tâm thôi.
Lúc bấy giờ, tôi nhìn người ấy, trầm mặc một lát. Tôi tự hỏi xem bản thân tôi cảm giác gì, có để tâm tới chuyện cũ nữa không và có còn ghét người ta không. Câu trả lời lần lượt là cảm giác lạ và bất ngờ, có để tâm và ... không còn quan trọng để bận tâm nữa.
Đối với một câu nói, chúng ta dễ dàng nhớ lại một đoạn hồi ức, một đoạn tình cảm.
Đối với một người lạ từng thương, chúng ta sẽ cho qua, cho qua một đoạn thời gian đã từng có nhau, cho qua vì một người từng là quan trọng và cho qua vì bản thân ta. Khi một người không còn vì bạn mà thương cảm, vì bạn mà đau lòng hay vì bạn mà bận tâm, thì bạn đã ra khỏi thế giới của người đó rồi.
Tôi chợt nhớ đến tác phẩm “Sau này” của Lưu Nhược Anh.
“Chúng ta của sau này có tất cả, nhưng lại không có chúng ta.”
~~ Cảm ơn đã đọc ~~
Hôm nay, mình có dịp gặp lại một người xưa. Mình chắc cũng không chú ý đến nếu như người đó không phát hiện ra mình. Ừ thì cũng một thời gian khá lâu để có thể quan tâm đến người mình ghét, các bạn nhỉ?
Khi người đó hỏi mình một câu, mình khá đắn đo suy nghĩ xem có nên trả lời hay không. Đó là “mày còn nhớ tao không?”. Ồ hoá ra người ta đang thắc mắc liệu mình còn nhớ người ta hay không hoặc là còn hậm hực người ta hay không? Tôi đã cho bản thân một khoảng lặng nhỏ để trả lời. Và cuối cùng tôi cũng chỉ mỉm cười một cái, đáp một câu trần thuật: à, may mà tao vẫn nhận ra mày. Người đó tiếp tục với những câu hỏi thăm có lệ như là mày dạo này đi làm chỗ nào, vẫn khoẻ chứ, có hay gặp đứa ABC hay XYZ gì không. Tôi thấy giữa hai người chúng tôi, ngay cả mấy câu hỏi hơi cá nhân một chút như thế cũng không thể xảy ra nổi, và nụ cười gượng gạo muốn “bye bye” nhau sớm cho khoẻ. Nhận ra sự chán ghét của tôi, người đó nói một câu để níu lại sự nhẫn nại của tôi: “tao đã từng sai lầm khi mười bảy tuổi và điều tồi tệ bắt đầu đến với tao là khi tao đã không còn mày.”
Câu chuyện một thời xưa cũ của tuổi trẻ bồng bột. Tôi với bạn như hình với bóng, cùng nhau lớn lên, cùng nhau đi học, cùng nhau thi cử, cùng nhau vui vẻ, cùng nhau để ý những anh chàng đẹp trai học giỏi hay chàng cầu thủ bóng đá ngầu ngầu, cùng nhau bị phạt đi trễ, và cùng nhau trải qua thời nổi loạn. Ấy vậy mà, chúng ta lại không thể cùng nhau vượt qua thử thách tình bạn, không thể cùng nhau bước tới tương lai. Những chuyện không có “cùng nhau” là những hồi ức khá vật vã và buồn đau. Vì người làm ta đau chính là người ta thương yêu. Chúng ta, lúc có nhau, dù trong hoàn cảnh, vẫn cười hi vọng. Chúng ta, lúc không có nhau, lúc nào cũng có thể thương tâm. Tôi nhớ có đọc một câu với đại ý như nhau: khi không có tình cảm, người khác không thể tổn thương mình, khi trao tình cảm, ta nghiễm nhiên để họ vào vị trí quan trọng, nghĩa là họ có thể bất kỳ lúc nào cũng có thể tổn thương ta. Bởi vậy, chúng ta thường đau đáu nỗi hận khi bị tổn thương, nói thẳng ra, chẳng ai muốn bị cảm giác ghét bỏ, ruồng rẫy, phản bội hay đau thương. Vậy nên, nỗi đau ấy, dù ít dù nhiều, cũng vẫn được ghi nhớ.
Và người gây cho bạn cảm giác đau thương kia, bỗng một ngày lại xuất hiện, nói với bạn một câu đặc biệt. Vì sao tôi nói đặc biệt? Vì điều duy nhất còn ấn tượng là người ấy đã để lại một vết thương cho tôi. Nhà văn Nam Cao có viết một câu về người vợ của mình khi nói chuyện với Lão Hạc, rằng vợ của ông bị đau chân, nên bà ấy chỉ lo và quan tâm đến vết thương của mình thôi, nên chuyện người khác, bà không quản. Do đó, nếu câu nói đụng trúng điều mình canh cánh trong lòng, hẳn là chúng ta sẽ quan tâm thôi.
Lúc bấy giờ, tôi nhìn người ấy, trầm mặc một lát. Tôi tự hỏi xem bản thân tôi cảm giác gì, có để tâm tới chuyện cũ nữa không và có còn ghét người ta không. Câu trả lời lần lượt là cảm giác lạ và bất ngờ, có để tâm và ... không còn quan trọng để bận tâm nữa.
Đối với một câu nói, chúng ta dễ dàng nhớ lại một đoạn hồi ức, một đoạn tình cảm.
Đối với một người lạ từng thương, chúng ta sẽ cho qua, cho qua một đoạn thời gian đã từng có nhau, cho qua vì một người từng là quan trọng và cho qua vì bản thân ta. Khi một người không còn vì bạn mà thương cảm, vì bạn mà đau lòng hay vì bạn mà bận tâm, thì bạn đã ra khỏi thế giới của người đó rồi.
Tôi chợt nhớ đến tác phẩm “Sau này” của Lưu Nhược Anh.
“Chúng ta của sau này có tất cả, nhưng lại không có chúng ta.”
~~ Cảm ơn đã đọc ~~
Nhận xét
Đăng nhận xét